Ngành công nghiệp thương mại điện tử hiện nay đã có những biến đổi lớn về phát triển so với trước đó. Mộ ví dụ minh chứng, người dùng đã và đang làm quen với việc mua sắm trực tuyến đồng nghĩa với việc các ứng dụng thương mại điện tử trên di động bắt đầu bùng nổ phát triển. Giờ đây, nhiều nhà bán lẻ thương mại điện tử sẽ cung cấp các sản phẩm của họ trên trang web cũng như trên một ứng dụng di động thay vì chỉ giới thiệu sản phẩm trên ứng dụng duy nhất.
Nhưng đó chỉ là khởi đầu; công nghệ tiếp tục phát triển kéo theo sự cải tiến của ngành bán lẻ. Các công ty mua sắm trực tuyến cần tìm ra những cách sáng tạo mới, thu hút hơn để giới thiệu đến khách hàng. Vì thế, ứng dụng thương mại điện tử kết hợp với Thực tế ảo là một giải pháp mới mang đến cho bạn nhiều tiện ích cũng như giúp bạn cung cấp trải nghiệm nâng cao và hấp dẫn cho người tiêu dùng.
Nếu bạn là người cầu tiến, muốn cạnh tranh trước các đối thủ thì hãy nên xem xét chuyển hướng đến giải pháp này. Giải pháp Thực tế ảo kết hợp E-commerce có thể giúp bạn cung cấp trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho người mua hàng trực tuyến.
Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xác định các cách thức mà ứng dụng VR có thể chứng minh hữu ích cho các công ty thương mại điện tử.
Người tiêu dùng đang có xu hướng mua sắm qua các trang web hoặc ứng dụng trực tuyến bởi chúng đem lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Và các loại hình mua sắm đó cũng có nhiều chương trình ưu đãi hơn như chế độ chiết khấu, phiếu miễn phí vận chuyển hay được trả hàng và hoàn tiền…v.v.
Tuy nhiên, vẫn có một số người dùng lại không sử dụng cách đó và thích trải nghiệm thực tế khi mua sắm tại cửa hàng.
Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể đưa khách hàng của mình đến một không gian hoàn toàn khác trong thực tế so với phương tiện trực tuyến? Đúng vậy, đó là sức mạnh của ứng dụng Thực tế ảo.
Công nghệ VR có thể cho phép người tiêu dùng vào các cửa hàng ảo bằng cách sử dụng kính VR. Sau đó, họ có thể xem các sản phẩm trực tuyến trông hoàn toàn thật từ mọi góc độ. Kính VR thậm chí sẽ cho phép khách hàng xem một vật phẩm sẽ trông như thế nào (trong trường hợp quần áo, phụ kiện hoặc giày dép) hoặc trong nhà của họ (trong trường hợp đồ nội thất). Đây là cách các nhà bán lẻ trực tuyến tăng cường đáng kể cách thức giới thiệu sản phẩm của họ tới người dùng tiềm năng.
Ví dụ, IKEA đã tạo ra một nhà bếp VR mà trong đó người dùng có thể chọn một sản phẩm cụ thể để bố trí hoặc sử dụng và hình dung ra nó trông như thế nào trong nhà bếp của chính họ.
Nói chung, các ứng dụng VR cho phép bạn cung cấp trải nghiệm người dùng gần với thực tế nhất có thể. Điều này có thể có tác động tích cực đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng của bạn và giúp bạn nhận được nhiều phản hồi tích vực hơn so với các trang web hoặc ứng dụng trực tuyến thông thường.
Những ôm trùm công nghệ như Facebook, Google, Samsung và Sony đã bắt đầu tham gia vào cuộc chiến Thực tế ảo. Các thiết bị sử dụng cho VR như tai nghe Samsung Gear VR, Sony Playstation VR hoặc Oculus Rift với tính năng cung cấp những trải nghiệm chân thật trong thế giới trò chơi và giải trí. Ngay cả Google Cardboard cũng có thể nhanh chóng biến một thiết bị thông minh thành thiết bị kính VR.
Vào đầu năm 2016, công ty thương mại điện tử nổi tiếng Alibaba đã công bố ra mắt GnomeMagic Lab - phòng thí nghiệm nghiên cứu VR. Alibaba nhằm mục đích tích hợp VR vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến và mở rộng hỗ trợ đầy đủ cho các đối tác doanh nghiệp của mình sử dụng VR để bán sản phẩm trên trang web của Alibaba.
Nếu các doanh nghiệp bán lẻ như vậy đã bắt đầu tận dụng lợi thế của công nghệ VR vậy nên bạn không thể bỏ qua một công cụ tiềm năng này. Càng sớm cung cấp những trải nghiệm như vậy cho người tiêu dùng của mình, họ sẽ càng nhanh chóng bị chúng thu hút và bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ.
Một thách thức lớn mà nhiều nhà bán lẻ trực tuyến phải đối mặt là tỉ lệ hoàn trả sản phẩm thường xuyên từ khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do nhiều sản phẩm trực tuyến không giống như trên trang web trong thực tế và khôn phù hợp với loại khách hàng khác nhau. Những vấn đề như vậy đã dẫn đến một thực tiễn mua sắm trực tuyến nơi người tiêu dùng mua các mặt hàng với kích cỡ hoặc màu sắc khác nhau và sau đó trả lại những thứ không phù hợp hoặc không giống như họ tưởng tượng.
Khi người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng, tỉ lệ hoàn trả sản phẩm sẽ thấp hơn do việc lựa chọn sẽ chính xác hơn nhiều sau khi khách hàng dùng thử sản phẩm theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ hoàn trả sản phẩm trực tuyến cao hơn đáng kể so với sản phẩm bày bán tại cửa hàng.
Giờ đây, các ứng dụng VR sở hữu khả năng cung cấp trải nghiệm hình ảnh đầy đủ cho khách hàng của bạn: từ cách sản phẩm trông như thế nào trong cuộc sống thực cho đến tự động tùy chỉnh theo kích thước cơ thể, màu da, bốc cục nhà cửa, v.v. Do đó, quá trình ra quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, người tiêu dùng sẽ mua các sản phẩm chính xác mà họ muốn thay vì dùng thử một vài sản phẩm và trả lại phần còn lại.