Máy bay là một bước ngoặt lớn trong lịch sử giao thông vận tải, vận chuyển của thể giới. Ngày nay, nhu cầu về di chuyển, vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng. Tiện ích mà máy bay mang lại không chỉ đơn giản là thời gian và tốc độ được thu hẹp, ngoài ra, xét về độ an toàn so với các phương tiện giao thông khác, máy bay nằm ở tỉ lệ xảy ra sự cố (nguy hiểm) rất thấp. Sự tăng trưởng về nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không song kéo theo những áp lực nguồn cung ở tất cả mọi mặt ở phía người làm dịch vụ trong nghề như cải thiện chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa loại hình, tiện nghi cũng như áp lực trong việc đào tạo nhân lực lành nghề, chất lượng và chuyên nghiệp.
Biết được nhu cầu đó, DFM cung cấp giải pháp Mô hình hệ thống Kiểm Soát Không Lưu theo công nghệ 3D dùng cho đào tạo nhân lực. Đây là dự án mà chúng tôi có cơ hội hợp tác với Học viện Hàng Không Việt Nam nhằm mang lại tính linh hoạt, thực tế trong việc đào tạo nhân lực cho ngành Hàng Không.
Mục tiêu dự án: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng phần mềm Kiểm Soát Không Lưu, xây dựng phần mềm mô phỏng bay, kết nối module với phần mềm tạo ra sản phẩm cuối cùng
- Xây dựng bản đồ 3D sân bay Tân Sơn Nhất (bao gồm các vật thể hiện hữu ở từng khu vực sân bay).
- Xây dựng tháp điều khiển, các công trình trong, ngoài sân bay thành mô hình 3D.
Từ đó phát triển mô hình 2D + 3D cho module tháp điều khiển không lưu.
- Xây dựng mô hình máy bay và buồng lái của các loại máy bay:
Phần mềm bao gồm 04 chế độ dành cho 04 mục đích, đối tượng: Sử dụng độc lập, Theo dõi bản đồ chuyến bay, Phiên sử dụng cho giáo viên, Phiên sử dụng cho học sinh.
Theo tổng thể, phần mềm Kiểm Soát Không Lưu sẽ cho phép:
- Người dùng thực hành quản lý bay tại sân
- Đưa chỉ lệnh để điều khiển máy bay
- Thay đổi các yếu tố thời tiết, môi trường
- Chế độ thực hành cùng cộng đồng (thông qua mạng internet)
- Liên lạc với máy bay, tiếp nhận và chuyển tiếp phiên quản lý từ các đài ATC lận cận
- Chế độ thực hành theo mẫu giữa giáo viên và sinh viên
- Giáo viên tạo từng tình huống giả định và ra đưa ra chỉ lệnh
- Giáo viên cho phép sinh viên kết nối vào phiên làm việc
- Giáo viên làm mẫu và sinh viên theo dõi
- Sinh viên kết nối vào phiên làm việc của giáo viên (LAN)
- Sinh viên theo dõi quá trình điểu khiển không lưu của giáo viên
- Sinh viên đưa ra chỉ lệnh cho máy bay
Xét trên các yêu cầu về tính năng và khả năng mở rộng cũng như kết nối với các phần mềm mô phỏng quản lý không lưu, chúng tôi chọn phần mềm FlightGear để khai thác và phát triển.